QT-12 CÔNG NHẬN ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ THƯƠNG TRONG CHIẾN TRANH KHÔNG THUỘC QUÂN ĐỘI, CÔNG AN

 

MỤC LỤC

SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

  1. MỤC ĐÍCH
  2. PHẠM VI
  3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
  4. ĐỊNH NGHĨA/VIẾT TẮT
  5. NỘI DUNG QUY TRÌNH
  6. BIỂU MẪU
    1. HỒ SƠ CẦN LƯU

 

 

 

 

 

 

 

Trách nhiệm

Soạn thảo

Xem xét

Phê duyệt

Họ tên

Phùng Thị Thu Hoài

Đặng Quang Hải

Nguyễn Thúy Hằng

Chữ ký

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chức vụ

Công chức VH-XH

 Phó Chủ tịch

Chủ tịch


SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Yêu cầu sửa đổi/ bổ sung

Trang / Phần liên quan việc sửa đổi

Mô tả nội dung sửa đổi

Lần ban hành / Lần sửa đổi

Ngày ban hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. 1.       MỤC ĐÍCH

   Quy định phương pháp tổ chức, mối quan hệ công tác và trách nhiệm của cá nhân trong thực hiện việc Công nhận đối với người bị thương trong chiến tranh không thuộc quân đội, công an

  1. 2.       PHẠM VI ÁP DỤNG

               Áp dụng cho hoạt động Đủ điều kiện, tiêu chuẩn xem xét công nhận theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP

  1. 3.       TÀI LIỆU VIỆN DẪN

-         Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015

-         Các văn bản pháp quy liên quan đề cập tại mục 5.1

  1. 4.       ĐỊNH NGHĨA/VIẾT TẮT

-         UBND: Ủy ban nhân dân

-         TTHC: Thủ tục hành chính

-         TN&TKQ: Tiếp nhận và trả kết quả

-         TCCN: Tổ chức cá nhân

-         LĐTB&XH: Lao động – Thương binh & Xã hội

 

 

 

 

5. NỘI DUNG QUY TRÌNH

5.1

Cơ sở pháp lý

 

- Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

- Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

- Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/04/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

- Quyết định 108/QĐ-UBND ngày 15/02/2022 của Bộ LĐTB&XH;

- Thông tư 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 hướng dẫn thi hành một số quy định của nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/04/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

- Quyết định 2184/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của UBND Thành phố Hà Nội về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao đông - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội.

5.2

Thành phần hồ sơ

Bản chính

Bản sao

 

- Bản khai theo Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP .

- Giấy tờ chứng minh quá trình tham gia cách mạng quy định khoản 1 tại Điều 76 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP:

+ Bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc; hồ sơ bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền ban hành lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước (đối với người tham gia cách mạng sau đó tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước)

+ Bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến hoặc một trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người tham gia kháng chiến chống Pháp; chống Mỹ; tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào (đối với người tham gia cách mạng sau đó không tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước).

- Tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương và bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 76 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP .

+ Kết quả chụp phim và kết luận của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế tuyến huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an) đối với vết thương còn mảnh kim khí trong cơ thể với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 76 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP .

Nếu đã phẫu thuật lấy dị vật thì phải kèm theo phiếu phẫu thuật hoặc giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án ghi nhận nội dung này.

x

 

5.3

Số lượng hồ sơ

 

01 bộ

5.4

Thời gian xử lý

 

- Đối với người bị thương thường trú tại địa phương nơi bị thương, do Ủy ban nhân dân huyện cấp Giấy chứng nhận bị thương : 204 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ .

+ Sở LĐTB&XH: 84 ngày làm việc.

+ Quận: 60 ngày làm việc.

+ Phường: 57 ngày làm việc (giảm 03 ngày so với quy định).

- Đối với người bị thương thường trú tại địa phương khác, do Ủy ban nhân dân huyện cấp Giấy chứng nhận bị thương: 207 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

- Đối với người bị thương thường trú tại địa phương khác, không do Ủy ban nhân dân huyện cấp Giấy chứng nhận bị thương: Trên 207 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

5.5

Nơi tiếp nhận và trả kết quả

 

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

5.6

Lệ phí

 

Không

5.7

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

B1

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận TN&TKQ của UBND phường hoặc qua hệ thống bưu chính.

Cá nhân, tổ chức

Giờ hành chính (Việc luân chuyển chậm nhất ½ ngày sau khi tiếp nhận)

Theo mục 5.2

Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả – mẫu số 01

Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ – mẫu số 02

Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ – mẫu số 03

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ – mẫu số 05

B2

Tiếp nhận, đối chiếu kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

- Trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 76 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương.

- Trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 76 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP thì kèm theo kết quả chụp phim và kết luận của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế tuyến huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an). Nếu đã phẫu thuật lấy dị vật thì phải kèm theo phiếu phẫu thuật hoặc giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án ghi nhận nội dung này.

- Nếu chưa hợp lệ, hướng dẫn TCCN bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Hồ sơ sau khi được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung đầy đủ thì từ chối tiếp nhận hồ sơ.

- Nếu hợp lệ viết giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho TCCN. Luân chuyển hồ sơ đến bộ phận chuyên môn.

Bộ phận TN&TKQ

B3

Thẩm định hồ sơ: Cán bộ thụ lý hồ sơ tiến hành thẩm định:

- Nếu hồ sơ cần giải trình và bổ sung, cán bộ thụ lý hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản (hoặc điện thoại trực tiếp) để TCCN bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Nếu đạt yêu cầu, tiến hành bước tiếp theo.

 

Cán bộ LĐTB&XH

 

 

 

 

03 ngày

 

 

 

 

 

Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ – mẫu số 02

 

B3

Niêm yết công khai. Lập biên bản công khai

Cán bộ LĐTB&XH

40 ngày

 

B4

Kể từ ngày có kết quả niêm yết công khai phải tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xem xét đối với các trường hợp không có ý kiến khiếu nại, tố cáo của nhân dân, lập biên bản theo Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ; gửi biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công cấp quận

- Trường hợp người bị thương trước khi bị thương thường trú ở địa phương khác thì trong thời gian 03 ngày làm việc có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú trước khi bị thương thực hiện các thủ tục quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 81 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP .

Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ giấy tờ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 81 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP , Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú; gửi biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công, biên bản kết quả niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 81 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Cán bộ LĐTB&XH

12 ngày

 

B4

Tổng hợp hồ sơ, thủ tục, tham mưu văn bản đề nghị trình lãnh đạo UBND phường xem xét

Cán bộ LĐTB&XH

01 ngày

Danh sách

B5

Lãnh đạo UBND phường xem xét, xác nhận vào đơn đề nghị và ký văn bản chuyển lại cán bộ LĐTB&XH để chuyển phòng LĐTB&XH giải quyết.

Lãnh đạo UBND phường

½ ngày

 

B6

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức họp Ban Chỉ đạo xác nhận người có công để xét duyệt từng hồ sơ; lập biên bản xét duyệt.

Chỉ đạo cơ quan y tế cấp huyện kiểm tra vết thương thực thể và lập biên bản theo Mẫu số 46 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP đối với trường hợp các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 76 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP không ghi nhận các vết thương cụ thể hoặc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 76 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP mà có khai thêm các vết thương khác.

- Cấp giấy chứng nhận bị thương đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền; chuyển toàn bộ hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có công văn đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.

- Trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 hoặc 4 Điều 36 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP .

Người bị thương là Thanh niên xung phong nếu thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý thì chuyển hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải để cấp giấy chứng nhận bị thương. Người bị thương là Thanh niên xung phong nếu thuộc các cơ quan, đơn vị khác quản lý thì chuyển đến Sở Nội vụ để xem xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận bị thương.

Phòng LĐTB&XH;

Ban chỉ đạo xác nhận người có công

60 ngày

 

B7

Kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy giới thiệu theo Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP kèm bản sao giấy chứng nhận bị thương gửi đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.

Sở LĐTBXH

12 ngày

 

B8

Kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần theo quy định tại Mẫu số 61 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP , cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP .

 

Sở LĐTBXH

12 ngày

 

B9

Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định, ban hành biên bản giám định y khoa theo Mẫu số 78 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

Hội đồng giám định y khoa

60 ngày

BB giám định

B10

Công chức VHXH phường  phụ trách công tác LĐTB&XH tiếp nhận Quyết định từ Quận chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Công chức VHXH phụ trách LĐTBXH

Sau khi nhận kết quả từ cơ quan cấp trên trong vòng ½ ngày làm việc

 

B11

Tiếp nhận kết quả và trả cho tổ chức, cá nhân.

Cán bộ thụ lý hồ sơ

Bộ phận TN&TKQ

Sổ theo dõi hồ sơ - mẫu số 06

B12

Thực hiện lưu hồ sơ theo đúng mục 7 của quy trình.

Bộ phận TN&TKQ

Bộ phận chuyên môn

 

6. BIỂU MẪU

TT

Tên Biểu mẫu

  1. 1.       

Hệ thống biểu mẫu theo Thông tư 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018:

* Mẫu số 01 – Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả

* Mẫu số 02 – Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ

* Mẫu số 03 – Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ

* Mẫu số 05 – Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

* Mẫu số 06 – Sổ theo dõi hồ sơ

  1. 2.       

Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP

7. HỒ SƠ LƯU: Hồ sơ lưu bao gồm các thành phần sau

TT

Hồ sơ lưu (bản chính hoặc bản sao theo quy định)

  1. 1.       

Thành phần hồ sơ theo mục 5.2

  1. 2.       

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Các hồ sơ khác phát sinh trong quá trình thực hiện (nếu có)

  1. 3.       

Hệ thống biểu mẫu theo Thông tư 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018

Hồ sơ được lưu tại bộ phận Lao động, thương binh và Xã hội và lưu trữ theo quy định

Mẫu số 08

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

BẢN KHAI

Để công nhận và giải quyết chế độ thương binh/

người hưởng chính sách như thương binh

______________

Họ và tên:………………………………………………………………….

Ngày tháng năm sinh: .................................. Nam/Nữ:…………………

CCCD/CMND số ……… Ngày cấp…………. Nơi cấp…………………

Quê quán:………………………………………………………………….

Nơi thường trú:……………………………………………………………

Số điện thoại:..........................................................................................

Nhập ngũ/tham gia công tác ngày … tháng … năm …

Phục viên (xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu): ngày … tháng … năm

Hiện nay đang hưởng chế độ (bệnh binh, mất sức lao động):

Số lần bị thương:

 

Thông tin bị thương

Lần 1

Lần 2

Lần …..

Ngày tháng năm bị thương

 

 

 

Cơ quan, đơn vị khi bị thương

 

 

 

Cấp bậc, chức vụ khi bị thương

 

 

 

Nơi bị thương

 

 

 

Các vết thương

 

 

 

Điều trị sau khi bị thương tại

 

 

 

Thời gian ra viện

 

 

 

 

...., ngày... tháng... năm...

Xác nhận của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền[1]

Ông (bà)……………………………..…….....

hiện thường trú tại.…………………………

và có chữ ký trên bản khai là đúng.

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)


 

 

 

 



Ghi chú: [1] Trường hợp người bị thương thuộc quân đội, công an đã phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc thì Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Trường hợp người bị thương đang tại ngũ, công tác trong quân đội, công an thì cơ quan đơn vị trực tiếp quản lý xác nhận.

Thủ tục
Trình tự thực hiện
Cách thức thực hiện
Thành phần, số lượng hồ sơ
Thời hạn giải quyết
Đối tượng thực hiện
Cơ quan thực hiện Cấp Xã, phường, thị trấn
Kết quả thực hiện
Lệ phí
Mẫu đơn, mẫu tờ khai
Yêu cầu
Cơ sở pháp lý

Các thủ tục khác